Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Vì sao khi xây nhà thường bị phát sinh ?

Năm 2011, khi đó có một người bạn của tôi tên Nam nhờ tôi xem và báo giá sửa chữa cho căn nhà của gia đình anh. Căn nhà của Nam được xây dựng vào năm 2006, một trệt, hai lầu và diện tích khoảng 55m2. Nay vì trong nhà có thêm thành viên mới nên anh muốn nâng thêm 1 tầng mới và ngăn thành 2 phòng. Nam đề nghị tôi xem và báo giá cho Nam "phần thô", các vật liệu nội thất hoàn thiện sẽ do anh tự chọn. 
 
Sau khi xem xét, tính toán kỹ lưỡng, tôi báo tổng cộng phần nâng tầng của anh hết khoảng 150 triệu đồng. Vài ngày sau, tôi nhận được điện thoại của Nam, qua điện thoại Nam xin lỗi vì đã phiền tôi mất thời gian khảo sát báo giá nhưng có người chú họ trong nhà cũng làm xây dựng nên Nam muốn nhờ chú làm luôn cho tiện. Vốn dĩ cũng khá quen với tình huống này nên tôi cũng chẳng nề hà gì. 
 
Ba tháng sau, một lần ngồi uống cà phê chung với Nam, tôi sẵn tiện hỏi Nam về tình hình căn nhà sửa chữa như thế nào ? Nam mới kể tôi nghe câu chuyện làm nhà. Lúc ấy người chú họ chính là một người quen của mẹ Nam tên là Hoàng, cũng khảo sát và báo giá cho gia đình. Chú ấy báo chỉ có 135 triệu thôi, trong khi tôi báo giá đến 150 triệu. Sau khi đắn đo, cân nhắc mãi thì bố mẹ Nam mới quyết định thôi nhờ chú Hoàng làm, dù sao cũng chỗ quen biết mà giá lại rẻ hơn. 
 
Rồi công trình cũng khởi công, các anh thợ làm cũng nhiệt tình lắm. Sau 3 tuần, căn nhà đã xong phần đổ mái và xây tô xong các vách tường ngăn. Lúc này Nam mới mang bột trét, sơn nước, gạch ốp về để thợ làm tiếp phần hoàn thiện. Nhưng sau khi mua vật tư về, gọi thợ làm thì chẳng thấy thợ làm. Nam mới điện thoại cho chú Hoàng nói chú cho thợ làm tiếp phần sơn, gạch ốp và đường điện nước. 
 
Chú Hoàng trả lời : "Ủa, công việc của chú đến đây là xong rồi ! Chú chỉ nhận thi công phần thô thôi mà. Các phần khác cháu gọi người của bên cháu làm đi chứ ! Đâu phải phần việc của chú đâu !". Lúc này Nam và cả nhà mới té ngửa, té ra phần thô của chú Hoàng chỉ bao gồm các công việc liên quan đến cát, đá, xi-măng... Mở lại hợp đồng đã thì chỉ là một tờ giấy ghi chung chung gồm: xây dựng phần thô, diện tích xây dựng 55m2, giá trị 135 triệu. 
 
Thế là cả nhà Nam cũng đành chịu, phải hỏi tiếp chú Hoàng nhận phần công việc còn lại với giá bao nhiêu ? Chú Hoàng báo :phần lát gạch hết 8 triệu, sơn nước 17 triệu, làm điện nước thêm 10 triệu nữa, tổng cộng là 35 triệu. Cả nhà Nam thấy hoảng với giá chú đưa ra, nhưng giờ chẳng biết làm sao. Định bụng kiếm thầu khác vô làm tiếp phần hoàn thiện và trang trí, nhưng chẳng biết hỏi ai, mà kêu nhóm thợ khác vô làm thì thấy sao mà rắc rối quá. Cuối cùng cả nhà đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, giao tiếp cho chú Hoàng làm phần còn lại. Đến khi làm xong công trình, tổng tiền cho phần thô hết 170 triệu, tăng thêm 35 triệu so với ban đầu.
 
Sau khi căn nhà hoàn tất, trong lúc dọn dẹp lại đồ đạc, Nam tình cờ nhặt được báo giá lúc ban đầu của tôi. Trong báo giá đó, tôi có ghi rõ nội dung công việc phần thô bao gồm : các công tác liên quan đến xây tô và nhân công ốp lát, sơn nước và lắp đặt hệ thống điện, nước. Rốt cuộc "phần thô" của tôi và "phần thô" của chú Hoàng kia là 2 cái "thô" khác nhau, nhưng vì không có kiến thức về xây nhà nên Nam và cả nhà không thể phân biệt được sự khác nhau này. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết ấy, không ít các nhà thầu như chú Hoàng sử dụng các chiêu trò để lấy thêm tiền từ chủ nhà.
 
Câu chuyện của Nam cũng chỉ là một trong những câu chuyện không vui mà tôi vẫn thường hay gặp trong quá trình làm việc. Còn rất nhiều câu chuyện không vui khác vẫn thường xuyên xảy ra, mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự thiếu kiến thức của chủ nhà về việc xây nhà. Hậu quả là không ít trường hợp chủ nhà sau khi nhờ bạn bè, người quen xây nhà xong thì cả hai không nhìn mặt nhau nữa, thậm chí đến mức như kẻ thù không đội trời chung. Hoặc nặng hơn, sau khi nhà xây xong thì không thể hoàn công, hoặc bị buộc phải phá dỡ một phần vì xây sai phép...

Những vấn đề thường hay xảy ra khi xây nhà ?
- Phát sinh chi phí so với dự trù.
- Chậm trễ tiến độ so với dự trù.
- Bố cục nhà bất hợp lý, thiếu thông thoáng, màu sắc trang trí không hợp... 
- Sau khi xây, thầy phong thủy yêu cầu dời vị trí bếp, phòng ngủ ... 
- Đường ống nước âm tường bị rò rỉ.
- Nhà bị thấm, dột, nứt sau khi xây.
- Nhà bên cạnh yêu cầu bồi thường vì nứt nhà.
- Thi công sai so với giấy phép xây dựng 
- Thủ tục giấy phép xây dựng bị chậm trễ.
- Sự cố nghiêm trọng : sập giàn giáo, sập sàn khi đổ bê tông, tai nạn...
- Nhà thầu thi công bỏ công trình trong giai đoạn thi công hoặc bảo hành công trình.
- Nguyên vật liệu sử dụng hao hụt, tiêu tốn bất thường.
- Mâu thuẫn giữa chủ nhà với thầu thi công hoặc giữa chủ nhà với thiết kế...
- Bị sử dụng vật tư hoàn thiện là hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng mà không phân biệt được.

Công ty chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi qua website sau:

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI CHUẨN BỊ XÂY NHÀ

Trước khi tiến hành xây dựng, bạn cần chuẩn bị những bước sơ khởi như bàn bạc thống nhất ý kiến các thành viên trong gia đình, xem phong thủy, chuẩn bị tài chính và lên ý tưởng phác thảo cho không gian sống tương lai. Sau đó đến bước lựa chọn kiến trúc sư và nhà thầu xây dựng, đơn vị giám sát thi công công trình. Bạn hãy lên kế hoạch làm việc với các bên liên quan để đạt hiệu quả tốt nhất. Việc lựa chọn một đơn vị thi công, tư vấn thiết kế nhà, sân vườn chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn và đạt được kết quả như ý.

Cũng lưu ý với bạn, khi chọn được các đơn vị hợp tác thi công, cần hoạch định rõ ràng khối lượng công việc và vai trò của các bên để toàn bộ quy trình được trôi chảy và giảm thiểu những rủi ro ngoài ý muốn.

Trong quá trình tư vấn thiết kế, kiến trúc sư sẽ dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của bạn để đưa ra giải pháp tốt nhất. Họ sẽ căn cứ vào kinh nghiệm hiểu biết về địa chất vùng, mức độ cho phép xây dựng ở từng khu vực để gợi ý cho bạn giải pháp thiết kế.

Tiếp theo, kiến trúc sư sẽ tiến hành thiết kế cơ sở (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) để bạn có thể hình dung sơ bộ về không gian ngôi nhà và đồng thời lên bản vẽ phối cảnh bên ngoài để bạn có thể hình dung diện mạo hoàn chỉnh của ngôi nhà khi xây xong. Họ sẽ tư vấn cho bạn thủ tục xin giấy phép xây dựng.

Nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện công trình theo bản vẽ của kiến trúc sư đến phần hoàn thiện công trình. Lưu ý khi gọi nhà thầu, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn một nhà thầu có nhiều kiến thức tổng hợp về kiến trúc và am tường về nguyện vật liệu để việc thi công ngôi nhà bạn được chất lượng và chuyên nghiệp.

Cuối cùng, đơn vị giám sát thi công công trình chịu trách nhiệm giám sát công trình, để đảm bảo công trình sẽ hoàn thiện đúng thiết kế, tiến độ, thời gian mà không phát sinh so với dự tính ban đầu.
Thực tế có rất nhiều gia chủ muốn tiết kiệm chi phí thuê đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng nên tự mình trực tiếp giám sát công trình. Nhưng thông thường do thiếu kinh nghiệm về xây dựng, bạn sẽ không nhận biết được những lỗi kỹ thuật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình. Mặt khác, do không hiểu rõ về nguyên vật liệu phù hợp tại từng thời điểm, lại thiếu kinh nghiệm chuyên môn để đánh giá  nên thường xảy ra những trường hợp phát sinh chi phí ngoài ý muốn. Điều đó vừa làm cho bạn mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức mà hiệu quả công trình lại không đạt chuẩn chất lượng.

Trên đây là một số kinh nghiệm giúp bạn chuẩn bị được tâm lý và tinh thần trước khi thay đổi không gian sống hiện tại. Chúc bạn sớm có được một ngôi nhà đẹp và không gian sống như ý

Các công ty xây nhà giá rẻ